EXPRESS SERVICE

Có mối quan hệ lâu dài với nhiều đại lý chuyển phát nhanh, chúng tôi đơn giản hóa quy trình vận chuyển của bạn và tư vấn giải pháp tốc độ, tiết kiệm cho doanh nghiệp của bạn.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Với đội ngũ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực logistic, Success Trans tự hào mang lại dịch vụ tốt nhất cho mọi đối tác khách hàng với tinh thần trách nhiệm cao, cam kết dịch vụ.
Hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của quý khách hàng.

Các câu hỏi thường gặp

Đặt câu hỏi cho chúng tôi

(Viết tắt là B/L – Bill Of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận hàng hóa.

Bên cạnh nắm được khái niệm B L là gì trong xuất nhập khẩu thì hiểu rõ chức năng của BL cũng rất cần thiết. BL có 3 chức năng chính, đó là:

  • Một, được coi như một bằng chứng biên lai nhận hàng giữa hãng vận tải với chủ hàng nhằm mục đích xác nhận đã nhận được hang.
  • Hai, đây cũng là một bằng chứng xác nhận chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa đối với những hàng hóa được đề cập tới trên loại vận đơn đường biển. Ai có vận đơn gốc (original bill of lading) thì quyền sở hữu các hàng hóa được đề cập trên phân loại vận đơn gốc thuộc về người đó và loại vận đơn gốc này có thể mua bán.
  • Ba, B/L được xem như một bằng chứng của hợp đồng chuyên chở vận tải, có giá trị pháp lý. Khi giữa người phát hành với người cầm giữ vận đơn xảy ra tranh chấp sẽ dựa vào BL để giải quyết

Sau khi đã biết B/L là gì thì tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thêm thông tin về phân loại BL đang được lưu hành trên thị trường hiện nay.

Hiện nay có vô vàn loại vận đơn gốc đường biển được lập ra tùy vào mục đích sử dụng và loại hàng hóa mà 2 bên trao đổi. Tuy nhiên nếu phân  theo 4 cách thức thì sẽ có những loại đơn Bill of Lading như sau:

Theo tính quyền sở hữu hàng hóa:

Vận đơn đích danh (Straight B/L): Trên vận đơn gốc sẽ ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng và hàng chỉ được giao hàng cho đúng của người nhận được chỉ định

Vận đơn theo lệnh (To order B/L): Mặt sau vận đơn gốc này sẽ được ký hậu

  • To order of named person: Ở cột “Consignee” hoặc “To order of”  sẽ có thông tin người, công ty, tổ chức được ghi và hàng hóa sẽ được giao hàng theo lệnh của người, công ty, tổ chức đó bằng cách họ ký hậu vào mặt sau vận đơn gốc, đồng thời ghi tên người nhận hàng.
  • To order of a issuing bank: Tương tự “To order of named person”, tuy nhiên, ký hậu vào mặt sau vận đơn gốc là ngân hàng.
  • To order of shipper: Người nhận hàng sẽ là người được chỉ định của người ký hậu, tức theo lệnh của người gửi hàng hay chủ hang.

Vận đơn vô danh (To bearer B/L): Trong vận đơn gốc không đề cập tới tên người nhận hàng nên sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn vô danh.

Theo phê chú hàng hóa:

Nếu dựa theo phê chú hàng hóa có thể chia thành 2 loại B/L, đó là:

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Hàng hóa ghi trên vận đơn gốc đang ở tình trạng tốt khi vận tải
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclear B/L hay dirty B/L): Trước khi người vận chuyển hàng hóa đã có vấn đề như xuất hiện mùi ôi, ẩm ướt,…

Theo hành trình chuyên chở và vận tải

Dựa theo hành trình chuyên chở và vận tải có các loại Bill of lading:

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Nếu hàng hóa trong suốt quãng đường từ cảnh đi đến cách đích không cần chuyển tải thì được cấp sử dụng vận đơn gốc này.
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L): Hàng hóa căn cứ vào quá trình vận chuyển hàng hóa phải chuyển tải sang tàu trung gian.
  • Vận đơn đa phương thức (Intermodal B/L hay Combined B/L): Nếu hàng hóa chuyển theo phương thức “door to door” sẽ được phát hành vận đơn này, tức hàng hóa được chuyển bằng nhiều phương thức vận tải hay nhiều tàu khác nhau.

Theo thời gian bốc dỡ lên tàu

Có 2 loại vận đơn gốc nếu dựa theo thời gian bốc dỡ lên tàu, đó là:

  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: Trong vận đơn này sẽ ghi chú shipped on board, on board để người xem biết hàng đã được bốc qua lan can tàu và hiện đang được xếp trong khoang tàu.
  • Vận đơn nhận hàng để chở: Cho thấy hàng đã tới tay người vận chuyển hàng hóa và người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển hàng tới cảng đích.

Packing List (phiếu chi tiết hàng hóa) là một phần trong các giấy tờ trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa với những tên gọi khác nhau như phiếu chi tiết hàng hóa, bảng kê hàng hóa sản phẩm. Đây là giấy tờ quan trọng buộc phải có trong bộ hồ sơ chứng từ trong xuất nhập khẩu để làm thủ tục hải quan.

Shipping Mark có nghĩa là nhãn hiệu vận chuyển có thể là một biểu tượng. Shipping mark được viết dưới dạng từ ngữ hay chữ số, kí hiệu được gán hoặc in lên mỗi đơn vị hàng hóa trước khi vận chuyển.

Hành động đánh dấu hàng hóa Shipping Mark phục vụ hai mục đích chính:

  • Thứ nhất, đây là dấu hiệu nhận dạng cho người vận chuyển và tất cả những người tham gia trong quá trình vận chuyển, xử lý quá cảnh của hàng hóa.
  • Thứ hai. Shipping Mark giúp người nhận hàng dễ dàng kiểm tra, xác định thứ tự và hoạt động hàng hóa tương ứng, để đảm bảo nhận hàng một cách chính xác.